Mảnh Vỡ Thanh Xuân - Chương 7. Thông báo đi học lại
An Diệp còn chẳng buồn nói đến Trà My. Xông cô nhắc đến chuyện sẽ vào phòng thí nghiệm để bắt đầu làm nến.
– Cô Tuyết có nói với tui chuyện vào phòng thí nghiệm. Chắc hai tuần nữa mình đăng ký môn đi học lại rồi tui đăng ký luôn á, giờ mua đồ trước.
– Cô đưa tiền cho mình mua hay sao?
– Đâu có, mình lấy tiền mình mua rồi ghi lại. Đợi nào trường gửi tiền thì mình nhận á. Chứ giờ làm gì có tiền đâu.
– Vậy bà đặt hay tui đặt?
– Thôi để tui cho, có gì tui nói với cô. Chắc tuần hai tuần là có hàng à, xong cái đăng ký vô phòng thí nghiệm làm.
Lãng Thúy gục gật rồi cúp máy, sắp đi học lại rồi. Hiện tại đang bắt đầu thi kết thúc cuối kỳ một, thế mà đã có thông báo để đăng ký môn học, nghỉ tầm hai tuần nữa là có thể vào học kỳ hai. Chương trình của cô học ba học kỳ một năm nên không có nghỉ hà, thật ra là cũng có mà nghỉ không nhiều.
Khá nhanh, thời hạn đăng ký môn học đã đến, trước khi đăng ký môn học, giảng viên đều dặn dò rất kỹ.
“Các em lên trang web trường xem hướng dẫn rồi đăng ký theo đúng khung chương trình đào tạo nha.”
Lãng Thúy cũng nhắn cho An Diệp rồi chụp hình chương trình đào tạo lại xem học kỳ này phải học gì. Trước ngày đăng ký môn một ngày, An Diệp thông báo sáp và tinh dầu đã về, có thể đăng ký vào phòng thí nghiệm được rồi. Lãng Thúy khá vui, vậy là có thể bắt đầu gặp được bạn học đầu tiên.
Sau đó vào đăng ký môn học, đúng như trên mạng người ta hay nói: Đăng ký môn học còn hơn đi săn sale shopee.
Riêng Thúy cảm thấy nó là một trò chơi may rủi xen lẫn là một chiến trường. Dù mạng có mạnh thì chưa chắc gì đăng ký được, dù có vào được web trường cũng chưa chắc gì đăng ký được, mà dù có bấm được môn đăng ký thì cũng chưa chắc gì đăng ký được. Đối với các môn của riêng chương trình hóa ngành mình học thì dễ dàng vì không có ai tranh giành. Nhưng đối với các môn chung rất nhiều người học thật sự cần rất nhiều may mắn chả khác nào trò may rủi, hên thì được còn xui thì bị văng ra.
Ngày hôm nay chắc là một ngày may mắn của Lãng Thúy và bạn của cô. Sau một hồi chật vật với cái web sập lên sập xuống thì có thể đăng ký bình thường. Vậy mà cũng tốn kha khá một tiếng rưỡi đồng hồ. Cô kiểm tra lịch và xem lại thời khóa biểu, học kỳ này phải học thực hành hóa phân tích, thực hành hóa đại cương, phương pháp nghiên cứu khoa học, hóa sinh, giáo dục thể chất lý thuyết và triết học Mác – Lênin.
Trong lúc chọn lớp, An Diệp nhắn tin để có thể chọn lớp học các môn chung chung với nhau. Sau đó An Diệp sắp xếp để đăng ký lịch vào phòng thí nghiệm.
Trên zalo lớp cũng bắt đầu hiện tin nhắn thông báo và hỏi thăm của giảng viên hướng dẫn.
Cô Thư: “Mấy đứa đăng ký môn học được hết chưa? Có gặp trục trặc gì không?”
Nhưng hình như do thời gian đăng ký gần với thời gian ăn cơm, mọi người đăng ký xong liền đi ăn cơm hết rồi nên không ai trả lời. Cô Thư lại nhắn.
Cô Thư: “Mấy đứa có gặp trục trặc gì thì nói nha.”
Ngọc Ánh: “Mình đăng ký học trước mấy môn chung được không cô?”
Cô Thư: “Được em. Mà sao không học theo chương trình đào tạo vậy em? Đăng ký học vượt còn dễ bị ảnh hưởng tới học bổng đó nha. Mấy đứa coi quy định xét học bổng bao nhiêu tín chỉ chưa?”
Ngọc Ánh: “Dạ chưa.”
Cô Thư: “Có học bổng là có tiền á, tiền nhiều lắm á. Mấy đứa coi rồi đăng ký cho đủ. Vậy sao không tranh thủ học trước mấy cái chuẩn đầu ra khác.”
Mỹ Duyên: “Chuẩn đầu ra là gì vậy cô?”
Cô Thư: “Là mấy cái điều kiện mấy đứa phải học có bằng để ra trường, như ngành mình nhà trường bắt buộc là phải hoàn thành xong chương trình nè, rồi kỹ năng xã hội, tin học, anh văn. Cô quên để cô gửi mấy đứa coi.”
Mỹ Duyên: “Dạ cô.”
Bến dưới là ba file pdf thông tin về kỹ năng xã hội, tin học và anh văn. Lãng Thúy ăn cơm xong vào xem thì mới thấy, tính luôn mắt cái lặt vặt cùng 133 tín chỉ của chương trình, cô có cảm giác mình học chắc tới già.
Thế là liền nhắn tin hỏi An Diệp có muốn đăng ký học kỹ năng xã hội không. Nghe nhắc đến, An Diệp cũng tỏ ý muốn học nhưng giờ còn quá sớm. Hay để đi học lại vài ngày cho quen rồi đăng ký cũng chưa muộn. Lãng Thúy đồng ý.
Cô Thư lại nhắn: “Vậy là chúng ta sắp được gặp nhau rồi.”
Mỹ Duyên: “Dạ đúng rồi cô.”
Cô Thư: “Mấy bạn cũng cẩn thận, tình hình dịch vẫn chưa hết nha. Đi học nhớ phải đeo khẩu trang đồ đầy đủ đó.”
Vẫn còn tin nhắn sau đó nữa nhưng Lãng Thúy không xem. Giờ cái cô chú ý tới hơn là kỹ năng xã hội. Trong nhóm D21 có vài bài đăng của mấy anh chị khuyên nên học từ sớm, để lên năm hai năm ba hay năm tư mới đi học khá tốn thời gian mà còn rất ngán. Thế nên Lãng Thúy đang cân nhắc khi nào đăng ký và xem quy định của nó.
Qua mấy ngày, cô cũng mò được trung tâm kỹ năng xã hội trên facebook. Thế nhưng vẫn chưa tới đợt mở lớp nên đành bấm theo dõi để đó.
Ngày đi học trở lại thật sự đã đến rất gần.